Bitcoin common education_Chap 3

in #vn6 years ago

Bitcoin-Cover.jpg

  1. Bitcoin ra đời như một cuộc cách mạng tiền tệ lần thứ hai.

Đúng như tên gọi "cách mạng" của mình, Bitcoin ko đơn giản chỉ là một phương thức thanh toán trung gian mới như vàng, bạc, hay tiền giấy. Mà nó thay đổi lại và định hình lại toàn bộ hệ thống tiền tệ và là 1 cú tát trời giáng vào mặt các lãnh tụ và hệ thống ngân hàng đang kiểm soát từng đồng tiền của người dân. Có thể nói cách mạng Bitcoin được ví với cuộc cách mạng Pháp 1789 hùng tráng năm xưa khi quyền con người dc giải phóng khỏi những xiềng xích áp bức của chế độ phong kiến. Để hiểu kĩ hơn về Bitcoin, chúng ta sẽ cùng giải đáp những câu hỏi sau:

3.1 Bitcoin(btc) là gì và hoạt động thế nào ?

Bitcoin về bản chất giống hệt "đồng tiền số" trong tài khoản ngân hàng của mỗi chúng ta. Tức mỗi ng tham gia dùng bitcoin đều có 1 cái ví bitcoin, để chứa số coin của mình và trao đổi với nhau y như chuyển khoản qua ngân hàng vậy. Thế nhưng, sự khác biệt của Bitcoin so với phương thức truyền thống ấy là không có mặt và sự tham gia của các ngân hàng. Tức mọi người tự do chuyển tiền, giao dịch với nhau qua btc tự do, ko mất phí, và ko bị ai điều phối hay kiểm soát. Tức có nghĩa rằng ở phương thức chuyển tiền truyền thống thì tiền sẽ được đặt và quản lí trong 1 hay nhiều các ngân hàng trung gian. Sau đó muốn chuyển tiền thì bạn cần phải yêu cầu ngân hàng thực hiện các lệnh chuyển cho mình. Đây là phương thức chuyển tiền tập trung (centralized), tức mọi đầu mối đều tập trung lại một vị trí quản lý.
Ngược lại đối với Btc thì mỗi ngươì dùng sẽ liên kết với nhau theo phương thức ngang hàng - peer to peer. Tức 2 máy tính kết nối trực tiếp với nhau qua internet, cùng download chung phần mềm giao dịch btc và cùng trao đổi với nhau thông qua hệ thống internet. Đây là điểm cách mạng đầu tiên của btc khi nó đã loại bỏ toàn bộ vai trò của các ngân hàng ra khỏi hệ thống thanh toán, giao dịch.
Screenshot_20180610-190305.png
Lúc này mọi giao dịch của btc sẽ được tiến hành công khai trên 1 cái số cái (ledger) hay còn gọi là Block Chain. Tất cả mọi giao dịch trên btc đều được ghi lại, sau đó mỗi thành viên của cộng đồng btc đều sẽ được tiếp cận thông tin giao dịch này. Tất nhiên, chỉ có thông tin giao dịch (số tài khoản tăng lên hay giảm đi) là hiện ra công khai; còn lại tên thật của chủ tài khoản sẽ được mã hoá, bảo mật để đảm bảo tính nặc danh tuyệt đối. Nhờ có công nghệ BlockChain này mà btc có tính minh bạch và công khai tuyệt đối so với mô hình tiền tệ - ngân hàng truyền thống. Bởi như, đã nói ở trên mọi giao dịch trên btc đều được công khai và minh bạch; do đó sẽ không có chuyện đầu cơ, thổi giá hay 1 phe nhóm, mafia, cá mập nào đó điều hành và thâu tóm thị trường btc như thông thường.
SmartSelectImage_2018-06-10-19-04-11.png
Giả sử như có ai đó muốn thao túng hay đầu cơ thị trường bằng cách bỏ ra hàng chục tỉ USD mua vào để đẩy giá lên. Thì ngay lập tức các giao dịch khủng đó sẽ hiện công khai ngay lên trên ledger để cho hàng triệu triệu người chơi bitcoin thấy; rồi ngay lập tức sẽ có ng đoán ra ý đồ đầu cơ để bán ra cho sml luôn. Lý thuyết là vậy, nhưng sẽ chả có thằng nào dại đầu cơ vào 1 thị trường mà mọi giao dịch đều minh bạch như bitcoin cả. Chính vì tính công khai và ko có ai sở hữu, điều khiển, hoàn toàn tự do đã tạo ra Bitcoin như 1 thị trường tiền tệ tự do ở mức độ cao nhất; trong đó quyền lực ko thuộc về bất cứ cá nhân nào, mà thuộc về tất cả cộng đồng bitcoin gồm hàng triệu người (ai cũng có quyền lực như ai).
Ngoài ra cuốn sổ cái BlockChain ko bị quản lí bởi bất kì ai, do đó không ai có thể giở các trò ma mãnh để lừa đảo. Ví dụ như trong sổ cái của BlockChain có tổng cộng khoảng 10 triệu đồng btc được giao dịch. Như thế, khi anh A muốn chuyển cho anh B 20 đồng btc, thì anh A bắt buộc phải lấy trong tài khoản của mình hay kiếm được 1 cách chính đáng (theo luật của cộng đồng btc). Chứ anh A ko thể tự ấn nút tạo ra 20 đồng btc ảo để đưa cho anh B; bởi nếu làm như vậy, ngay lập tức tổng số btc dc giao dịch sẽ bị vênh lên so với tổng số 10 triệu gốc ban đầu và tất cả mọi người đều nhìn thấy và phát hiện ra kẻ gian lận.
Nếu so với mô hình tiền tệ truyền thống, thì đây là điểm cách mạng thứ 2 của bitcoin. Bởi nó đã phá bỏ thế độc quyền của 1 nhóm người (chính phủ và các lãnh tụ) trong việc điều hành và kiểm soát việc in ấn tiền tệ. Đồng tiền xương máu của ng lao động sẽ ko bị kiểm soát bởi bất kì tổ chức nào, ko ai có thể đánh sụt giá đồng tiền của các bạn (bằng cách in thêm tiền); và của cải tài sản của bạn được lưu trữ bằng btc sẽ có giá trị thực và vĩnh viễn.

3.2 Bitcoin được đính giá trị như thế nào ?

Để hiểu được vấn đề này, trước tiên chúng ta phải hiểu "vậy các loại vàng, bạc, đá quý được định giá như thế nào ?" Các loại vàng bạc, đá quý được định giá theo độ khan hiếm trên thị trường (các ít giá càng cao) và công sức, tiền của bỏ ra để khai thác chúng từ mặt đất lên thành sản phẩm hữu dụng - càng tốn nhiều tiền của công sức khai thác, thì giá trị của sản phẩm sẽ càng cao. Tương tự, như thế giá trị của bitcoin được định giá thông qua quá trình "đào" (mining); thế nhưng quá trình mining này ko diễn ra ở ngoài đời, mà được tiến hành diễn ra ở trong máy tính.
Tức người sử dụng muốn đào được 1 đồng bitcoin, họ phải dùng máy tính có cấu hình mạnh để chạy và giải những bài toán khó và phức tạp. Quá trình đầu tư tiền của, thời gian vào cho hệ thống máy tính rồi để đào ra được 1 đồng bitcoin sẽ định giá trị cho bitcoin. Khi đào những đồng tiền btc có giá trị càng cao thì thời gian sẽ càng lâu hơn và bài toán càng khó hơn (tiền của công sức bỏ ra nhiều hơn). Những người tham gia đào bitcoin được gọi là thợ đào bit (miner). Sau khi đã đào dc bitcoin rồi, thì đồng bitcoin đó sẽ có giá trị y như vàng bạc, đá quý bình thường. Chúng ta có thể đem nó lên sàn giao dịch bitcoin để bán nó ra thành các loại tiền tệ bình thương như USD hoặc Euro.
SmartSelectImage_2018-06-10-19-12-21.png
Ngoài ra như đã nói ở trên giá trị của bitcoin cũng còn phụ thuộc vào độ khan hiếm và quy luật cung cầu của thị trường. Ví dụ như khi số người tham gia mua btc nhiều, nguồn cầu tăng cao; thế nhưng số thợ đào bit lại có hạn --> lượng cung btc thấp sẽ đẩy giá btc lên cao. ngược lại, khi có quá nhiều thợ đào cùng tham gia trong khi số người mua lại ít; tất yếu sẽ đẩy giá của btc đi xuống. Bởi vậy, bản thân thợ đào bit cũng phải tính toán làm sao để đầu tư dàn máy, hệ thống của mình 1 cách phù hợp để ko bị rơi vào tình trạng "được mùa, mất giá" như nông dân nuôi lợn, trồng dưa hấu. Theo thiết kế ban đầu thì hệ thống Bitcoin sẽ có tổng số khoảng 21 triệu bit để đào (giống nhữ trữ lượng vàng trên thế giới khoảng 200 ngàn tấn), hiện tại chúng ta đã đào dc khoảng 16 triệu bit và mỗi một bit hiện tại có giá trị khoảng 7300 USD.

Sort:  

Congratulations @duongvu.coin! You have completed some achievement on Steemit and have been rewarded with new badge(s) :

Award for the number of comments

Click on the badge to view your Board of Honor.
If you no longer want to receive notifications, reply to this comment with the word STOP

To support your work, I also upvoted your post!

Do you like SteemitBoard's project? Then Vote for its witness and get one more award!

Coin Marketplace

STEEM 0.30
TRX 0.12
JST 0.034
BTC 63960.62
ETH 3142.95
USDT 1.00
SBD 3.95